Trong quá trình uống thuốc. Có nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, không tỉnh táo. Đặc biệt, lưu ý khi dùng cho những trường hợp lái xe, vận hành máy móc, lái tàu, lái máy bay…..Do dó, trước khi sử dụng thuốc nào, bệnh nhân cần lưu ý những tác dụng phụ này, để tránh xảy ra điều đáng tiếc.
1. Thuốc có ảnh hưởng đến quá trình lái xe như thế nào?
Đa phần các loại thuốc đều không gây tác dụng phụ cho lái xe hay vận hành máy móc. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc kê đơn và không kê gây tác dụng phụ cho lái xe hay vận hành máy móc. Khiến cho người bệnh uống thuốc sẽ gặp phải một số các tác dụng phụ như sau.
- Hoa mắt, chóng mặt
- Đau đầu, mất ngủ
- Mờ mắt, suy giảm thị lực
- Buồn nôn, tiêu chảy
- Mất sự tập trung
Có loại thuốc sau khi uống thì gặp tác dụng phụ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có người bị tác dụng phụ này kéo hàng giờ, thậm chí sang tận ngày hôm sau. Nhiều loại thuốc được khuyến cáo không uống thuốc trong thời gian lái xe, hay vận hành máy móc
2. Các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình lái xe
Đối với các bác tài, hoặc những người thường xuyên phải vận hành máy móc. Nên lưu ý các nhóm thuốc sau, để tránh uống khi đang lái xe, hoặc vận hành máy móc. Đảm bảo tuyệt đối an toàn giao thông, an toàn lao động.
2.1. Thuốc chống say tàu xe
Hiện có các cơ chế làm giảm tình trạng buồn nôn và nôn, đau đầu do say tàu xe gây ra như nhóm thuốc kháng cholinergic, kháng histamin, thuốc tiêu hóa, thảo dược.
Thuốc kháng cholinergic (scopolamin – dạng uống hoặc dán lên da).
- Cơ chế tác dụng: Làm giảm cường phó giao cảm, giảm co thắt cơ trơn và giảm nhu động ruột, giảm nôn.
- Tác dụng phụ: Buồn ngủ, khô miệng, mất định hướng (thường gặp), lú lẫn, tiểu khó (ít gặp), không dùng cho trẻ em.
Thuốc chống dị ứng(kháng histamin), meclizine, diphenylhydramin
- Cơ chế tác dụng: Thuốc ức chế H1
- Tác dụng phụ: An thần, nên không dùng khi lái xe hay vận hành máy móc
2.2. Chất kích thích
Các chất kích thích sẽ gây hưng phấn, hồi hộp, cáu kỉnh, lo lắng, mất ngủ, đau đầu. Các thuốc thường gặp: amphetamine, methylphenidate.
Các bác tài cần nhận thức được các tác dụng phụ này, trước khi uống
2.3. Thuốc ngủ
Các loại thuốc ngủ sẽ gây mất sự tỉnh táo và tập trung vào ngày hôm sau. Do đó, việc sử dụng thuốc ngủ thường xuyên sẽ gây ức chế thần kinh trung ương. Gây cáu gắt, khó vào giấc, trằn trọc..
Ví dụ nhue thuốc kê đơn: Zolpidem thuộc nhóm thuốc an thần
2.4. Thuốc giãn cơ
Các loại thuốc như: cerisoprodol, cyclobenzaprine có tác dụng phụ lên thần kinh trung ương. Vậy nên cần khuyến cáo các bệnh nhân có lái xe hay vận hành máy móc về tác dụng phụ gây buồn ngủ, mật sự tập trung này.
2.5. Thuốc chống động kinh
Hầu hết các thuốc chống động kinh đều gây tác dụng phụ là buồn ngủ. Cần cẩn trọng khi kê đơn cho những người lái xe hay vận hành máy móc
Một số loại thuốc gây buồn ngủ như: Gabapentin, Levetiracetam, Carbamazepin
2.6. Thuốc điều trị tiêu chảy
Trong số các nhóm thuốc điều trị tiêu chảy thì có Loperamide cần thận trọng khi sử dụng cho người lái xe hay vận hành máy móc. Vì tác dụng phụ gây buồn ngủ
2.7. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Đây là nhóm thuốc giảm đau, chống viêm và hạ sốt.
NSAID là một lựa chọn phổ biến để giảm đau, viêm và sốt. Các thuốc NSAID thường không được cho là ảnh hưởng đến việc lái xe và nhận thức, mặc dù vậy, vẫn nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng khi sử dụng các thuốc NSAID như ibuprofen, naproxen và indomethacin. Vì chóng mặt, buồn ngủ và mờ mắt là những hiệu ứng có thể xảy ra.
2.8. Thuốc chống trầm cảm
Trong các loại thuốc chống trầm cảm có loại gây buồn ngủ có loại không. Trong đó, các thuốc có cơ chế tác dụng đối kháng các thụ thể cholinergin là gây tác dụng buồn ngủ nhiều nhất.
Các bệnh nhân cần được khuyến cáo không nên lái xe hay vận hành máy móc sau khi uống thuốc chống trầm cảm, nếu thấy buồn ngủ, choáng váng..
2.9. Thuốc điều trị tăng huyết áp
Các thuốc điều trị tăng huyết áp thường gặp tác dụng phụ là: Choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi. Do thuốc có tác dụng lên thần kinh trung ương. Gồm các loại thuốc như: Cường giao cảm clonidine, guanfacine, methyldopa, chẹn beta. Tác dụng gây buồn ngủ, lú lẫn, mất ngủ, căng thẳng. Không nên dùng khi đang lái xe hay vận hành máy móc.
3. Uống thuốc thế nào cho an toàn khi lái xe
Khi uống bất kỳ loại thuốc nào, nhất là khi lái xe hay vận hành máy móc. Bạn cần trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về nghề nghiệp của mình. Để lựa chọn loại thuốc ít tác dụng phụ, hoặc cảnh báo về tác dụng phụ cần cẩn trọng khi lái xe.
Bác sĩ có thể cân nhắc chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác ít tác dụng phụ hơn.
Một số lưu ý khi lựa chọn thuốc uống khi đang lái xe:
- Báo ngay cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào đã gặp
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng và cảnh báo trên bao bì hộp thuốc
- Cần xem kỹ về tác dụng trước khi uống thuốc và đảm bảo rằng không ảnh hưởng đến lái xe hoặc vận hành máy móc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về 9 loại thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình lái xe. Mọi câu hỏi cũng như thắc mắc, quý vị vui lòng liên hệ Hotline: 0942946633. Đội ngũ dược sĩ Siêu thị thuốc MPG sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.